Saturday, October 19, 2013

Rau má Dùng ngoài trị rắn cắn, có vị hơi đắng, ngọt, tính hơi mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, lương huyết sinh tân, lợi niệu. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu sởi, sốt da vàng mặt, viêm họng, sưng amygdal, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái dắt đái buốt, còn dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ, khí hư, bạch đới, giải độc lá ngón và nhân ngôn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa và vết thương chảy máu. Ở Trung Quốc, rau má được dùng trị cảm mạo phong nhiệt, viêm phần trên đường hô hấp, viêm gan, lỵ, cúm, ăn phải vật có độc, viêm màng phổi, rắn cắn, gai đâm vào thịt, trúng độc nấm dại, ngộ độc sắn, trúng độc thuốc nông dược, ngộ độc thức ăn và đòn ngã tổn thương. Cách dùng: Rau má dùng ăn sống hoặc ép lấy nước pha đường uống cho mát. Có thể giã lấy nước uống hoặc sắc uống làm thuốc giải nhiệt hoặc giải độc, lợi tiểu, cầm máu, trị kiết lỵ, táo bón. Ngày dùng 30-40g tươi. Dùng ngoài đắp chữa các vết thương do ngã gãy xương, bong gân và làm tan mụn nhọt. Rau má (300g) và phèn chua (3g) giã nhỏ, hoà nước Dừa, vắt lấy nước uống trị kinh nguyệt không đều, đau lưng, tức ngực, đau bụng máu, khô da, nhức đầu, nóng lạnh, bạch đới. Người ta đã chế Rau má thành những dạng pomat để chữa các vết thương phần mềm cho mau liền da, liền sẹo.

Trị rắn, rết cắn và cá trê đâm

Trị rắn, rết cắn và cá trê đâm Sầu đâu Sầu đâu - Azadirachta indica Juss f., sau dat, phukhicothai Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc Sầu đâu - Azadirachta indica Juss f., thuộc họ Xoan - Meliaceae. Mô tả: Cây gỗ cao 10-15m. Lá mọc so le, dài 20-30cm, một lần kép gồm 6-15 đôi lá chét mọc đối, nhẵn, hình ngọn giáo với gốc không cân đối, mép có răng tù. Chuỳ hoa ở nách lá và ngắn hơn lá, gồm nhiều xim nhỏ. Hoa thơm, màu trắng, cao 5-6mm; dài có lông, nhị 10, đầu nhuỵ phình lên với 3 gai và một vòng lông. Quả hạch màu đỏ, dài 2cm, có một vỏ cứng dễ vỡ và một hạt hoá gỗ; thịt quả khi chín màu đen. Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ rễ, lá, hoa, quả, hạt và gôm Cortex, Cortex Radicis, Folium, Flos, Fructus, Semen et Gummis Azadirachtae Indicae. Nơi sống và thu hái: Cây của phân vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang và cũng thường được trồng. Gỗ ít bị sâu bệnh vì rất đắng. Thu hái các bộ phận cây quanh năm. Vào tháng 2-3, có lá non và hoa. Thành phần hoá học: Tất cả các bộ phận của cây chứa một chất dầu đắng và acid margosic. Hạt chứa tới 4,5% dầu, dầu này chứa các chất đắng nimbin, nimbinin và nimbidin; nimbidin là hoạt chất chứa sulfur. Cụm hoa chứa một glucosid nimbosterin (0,005%) và 0,5% tinh dầu, nimbosterol, nimbecetin và acid béo. Hoa chứa một chất đắng, một chất dầu kích thích đắng. Quả chứa một chất đắng bakayamin. Vỏ thân chứa 0,04% nimbin, 0,001% nimbinin và 0,4% nimbidin, 0,02% tinh dầu. Rễ cũng chứa chất đắng. Trong phân tử của chất đắng nimbin, có một acetoxy, một lacton, một ester, một methoxy và một nhóm aldehyd. Tính vị, tác dụng: Các bộ phận của cây (lá, hoa, vỏ) đều có vị đắng, tính mát. Vỏ có tác dụng bổ đắng, làm săn da, hạ sốt, trừ sốt rét. Vỏ rễ và quả non cũng có tác dụng bổ, hạ sốt, gây chuyển hoá. Lá làm tan sưng, tiêu độc, sát trùng; nước sắc lá cũng có tác dụng kháng sinh sát trùng. Hoa khô có tác dụng bổ, lợi tiêu hoá, lọc máu. Quả xổ, làm dịu và trừ giun; hạt cũng sát trùng. Dầu hạt kích thích, kháng sinh và gây chuyển hoá. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ được dùng trị sốt rét, sốt rét vàng da; vỏ rễ cũng được dùng trị sốt rét nhưng hiệu quả không cao. Lá được dùng trị đụng giập và bong gân, trị đau các cơ, trị đinh nhọt, loét và eczema. Dầu hạt dùng trị giun và xoa trị Thấp khớp, vết thương, ghẻ và các bệnh ngoài da. Nước sắc vỏ thân, lá, hoa, thân non dùng rửa vết thương, vết loét. Vỏ, gôm, lá và hạt dầu được dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt. Cách dùng: Ðể trị sốt sét cơn, dùng vỏ thân gã giập 10g và 100ml nước, đun còn một nửa. Dùng liều 30-60g đối với người lớn, 10-20g đối với trẻ em. Bột vỏ dùng với liều 0,3-0,6g. Tiện lợi hơn là dùng cồn thuốc 200g vỏ, 500ml rượu 90o, ngâm trong 8 ngày rồi cho thêm nước cất nhiều gấp đôi vào, hằng ngày dùng 1-2 thìa cà phê, trẻ em 1 thìa, liên tục trong một tuần làm thuốc lọc mát. Lá dùng dưới dạng cồn thuốc hay dầu thuốc. Ðể dùng xoa bóp, lấy 100g lá tươi giã giập cho vào 1 lít cồn công nghiệp, hoặc 500ml cồn 90o, ngâm trong 10 ngày. Loại thứ 2, nếu cho thêm nước vào, có thể dùng uống khai vị, mỗi lần 1/2 thìa con. Ðể xoa bóp đau nhức và trị bệnh ngoài da, dùng 100g lá ngâm vào 100g cồn 90o trong 24 giờ, rồi thêm dầu Dừa, chưng cách thuỷ trong 3 giờ, ta được dầu màu xanh lục. Ðơn thuốc: Trị rắn, rết cắn và cá trê đâm: Dùng lá Sầu đâu 1 nắm, đổ vào một chút muối quết cho nhừ, thêm vào chút nước, vắt lấy nước cho bệnh nhân uống, xác đắp trên vết thương, giây lát hết nhức (Kinh nghiệm dân gian ở tỉnh An Giang). http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/saudau.htm
CÁC BÀI THUỐC TRỊ RẮN CẮN Bài thuốc số 1 - 20 gr bù ngót (hoặc rau răm hay cây Kim vàng) - 5 gr Phèn chu Tất cả bỏ chung giã nhuyễn, vắt nước uống, xác đắp lên vết cắt. Bài thuốc số 2: - 6-7 lá trầu - 1 quả cau - 1 chút vôi ăn trầu - 1 miếng Quế bằng nửa ngón tay út giã nhuyễn Tất cả trộn chung cho véo miệng nhai, nuốt lấy nước cốt. Hoặc giã ra vắt lấy nước uống. (Trích trong Dược Lý Trị Liệu của GS Bùi Chí Hiếu) Bài thuốc số 3: Đào lấy một nắm cỏ cú (cỏ gấu) giã lấy nước hòa với nước trà chanh cho uống. Rất hiệu nghiệm (đây là một trong những bài thuốc) quý trong dân gian) Bài thuốc số 4: - Hạt hồng bì sấy khô 100gr - Hạt hoặc lá vông vang sấy khô 100gr - Hoa hoặc lá bông báo sấy khô 100 gr Các thứ trên tán thật nhỏ, đóng gói nylon, cứ 25gr một gói, bảo quản nơi khô ráo. Khi dùng thì hoà với 100 ml cồn 75 độ hay rượu 45 độ lắc cho tan thuốc. Dùng bông chấm thuốc bôi đón chận quằng đỏ (do chạy nọc) từ phía trên bôi dồn xoáy trôn ốc đến vết cắn. (không bôi lên vết cắn), cách 10-15 phút bôi một lần. Khi quằng đỏ giảm thì 2-3 giờ bôi một lần. Đây là bài thuốc gia truyền của dân tộc Mường. Đã từng ứng dụng nhiều nơi, kể cả trong quân đội, đều có kết quả rất tốt Bài thuốc số 5: - Hạt đậu nọc (còn gọi là đậu độc, đậu rừng). Mọc hoang ở trong rừng. Tên khoa học chưa được xác định rõ. Thuộc loài Mucuna, họ Đậu (Fabaceae). http://vnthuquan.net/truyen/anhminhhoa/sinhton29_40.jpg

Chữa rắn cắn

Chữa rắn cắn: Phèn chua, cam thảo, hai vị bằng nhau tán nhỏ, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 3-6g chữa rắn rết cắn, cấm khẩu, mắt quầng thâm. Chữa rắn rết cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp 1-2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15-30 phút thì hết đau. Cách chữa trị vết thương do ong, bọ cạp, rết, rắn cắn Posted by yhoc on Tháng Sáu 18, 2008 Với những vết thương do ong vàng, ong mật, rắn cắn, hãy lấy dầu nóng sát lên vết thương, trong khoảng 10 phút sẽ hết đau. Hãy ngâm những con ong bắp cày, bọ cạp trong bình rượu, đậy kín lại, để càng lâu càng tốt. Lấy dung dịch thuốc này xoa lên chỗ đau sẽ khiến cho các vết thương do chúng cắn hết đau, không sưng tấy. Khi bị ong mật cắn hãy lấy hành tươi giã nát đắp bên ngoài sẽ chóng khỏi. Khi bị bọ cạp độc cắn hãy lấy sữa mẹ xoa lên hoặc lấy tỏi dập nát đắp lên chỗ đau hoặc dùng xì dầu đắp lên chỗ đau sẽ giảm được cơn đau. Khi bị ong, bọ cạp cắn hãy lấy đỗ giã nát cho thêm chút dầu rồi đắp lên chỗ đau; hoặc là nhai nát cam thảo rồi đắp lên chỗ đau, sẽ có hiệu quả rõ rệt với việc tiêu viêm, hết đau. Khi bị ong, bọ cạp cắn, hãy lấy đèn cồn, nến hoặc diêm rồi đốt và hơ lên chỗ vết thương sẽ làm hết đau. Khi bị ong, bọ cạp cắn hãy lấy chút kem đánh răng dạng dược phẩm hoặc nước ammonia bôi lên chỗ đau, hoặc giã nát cỏ hạ cô đắp lên chỗ đau đều làm hết sưng, hết đau. Hoa cúc dại giã nát rồi đắp lên chỗ vết thương sẽ chữa được vết thương do ong, bọ cạp cắn. Khi bị rết cắn hãy lấy tỏi giã nát thêm chút dấm khuấy đều rồi đắp lên vết thương sẽ có hiệu quả. Lấy cà tím sống thái miếng đắp lên chỗ đau sẽ trị được vết thương do ong và rết cắn. Lấy nước dãi trong miệng con gà trống đắp lên chỗ đau sẽ loại bỏ được chất độc của rết cắn. Lấy lá mướp đắng tươi giã nát đắp lên chỗ đau hoặc dùng đậu cô-ve giã nát rồi đắp lên chỗ đau cũng trị được vết thương do rết cắn. Lấy nhện sống trực tiếp để vào vết thương do rết cắn, nhện sẽ tự động hút sạch chất độc do rết để lại. Theo thanh niên online Rắn hổ đất cắn: Hành tăm 3 đồng cân, cây Xương khô, rễ Đu đủ ngô đều 2 đồng, phèn xanh một cục, muối hột một cục, đâm nhỏ, vắt lấy nước uống, xác đắp lên vết cắn. Và những bài thuốc linh nghiệm trong dân gian Ngoài những cách chữa rắn cắn ly kỳ như trên thì trong dân gian cũng có những bài thuốc đầy linh nghiệm. Theo các chuyên gia y tế, khi bị rắn cắn, dù là rắn lành hay rắn độc cũng cần ngồi ngay xuống, một tay nắm chặt phía trên chỗ bị rắn cắn còn tay kia quơ lại phía sau, vặt nắm lá nhai, nuốt nước, lấy bã đắp lên vết rắn cắn. Bởi theo nghiên cứu khoa học hiện đại, các lá tươi có nhiều chất tanin và men oxydaza được giải phóng trong khi nhai. Mặt khác, các men tiêu hóa trong nước bọt cũng có tác dụng với nọc. Nếu có thể chọn được các loại cây như bồ bồ, bồ cu vẽ, cà gai leo, chè xanh, chìa vôi, chi tử, diếp cá, lưỡi rắn, rau dừa nước, rau má, rau răm, rượu hội, lá sắn dây, thảo quả là tốt nhất, vì đây là những loại thảo dược có tác dụng nâng cao tỉ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự với nọc độc rắn. Từ thực tế đó, đến thời điểm này có rất nhiều bài thuốc dân gian được đưa ra để chữa bệnh rắn cắn. Điển hình như của mế Nguyễn Thị Chùi – Hòa Bình rất hiệu nghiệm. Theo bài thuốc của mế Chùi thì khi bị rắn cắn lấy ngay 5 củ hành tăm, lá ớt, giã nhỏ đắp nơi bị rắn rết cắn, hết nhức thì tháo bỏ đi. Ngày làm 1 – 2 lần đến khi hết đau, thường thì 15 – 30 phút là hết đau, 2 – 3 giờ là khỏi. Hành tăm có tác dụng giải độc thông kinh lạc, lá ớt có tác dụng hoạt huyết, sát trùng lợi tiểu. Cùng với đó, cụ Nguyễn Hữu Triệu ở tình Hòa Bình đã đúc kết bài thuốc chữa rắn độc cắn thành bài thơ dễ nhớ là: Lá Lưỡi hùm, rễ Cỏ may/ Chữa rắn độc cắn, khỏi ngay tức thì/ Đều một nắm giã nát đi/ Nước sôi bảy chục mili pha rồi/ Lắng trong cho uống một hơi/ Còn bã đắp vết thương ngoài băng lên/ Nửa giờ sau hết đau rên/ Uống thêm lần nữa bệnh liền đoạn căn/ Tôi từng kinh tự bao lần/ Để xin giới thiệu khi cần dùng ngay. Theo lý giải của các chuyên gia y tế, đây cũng là một phương pháp hiệu quả. Bởi lá Lưỡi hùm tức là cây Cam xũng, còn gọi là Lưỡi hổ hay lá Lưỡi cạp, tên khoa học là Sauropus rostratusmip… thuộc họ Thầu dầu thường dùng chữa trẻ em cam xũng phù nề, đi ngoài, có tác dụng chữa dị ứng. Ngoài ra, rễ Cỏ may có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt lợi tiểu. Kết hợp lá Lưỡi hùm với rễ Cỏ may chữa rắn độc cắn là một bài thuốc độc đáo của cụ Triệu mà cụ đã chữa khỏi cho rất nhiều người. Mặc dù với những cách chữa rắn cắn đầy hiệu quả như trên, nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, khi bị rắn cắn, cần nhận diện rắn độc hay rắn lành bằng cách nhìn vết cắn. Rắn lành cắn có vết răng vòng cung đều nhau, còn rắn độc luôn có 2 vết sâu hơn, cách nhau khoảng 5mm, đó là 2 móc độc. Sau đó, cần khẩn trương sơ cứu và tìm cách nhanh nhất chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc trung tâm chống độc. Hoàng Vững (theo Gia đình Việt Nam)