Saturday, October 19, 2013

Rau má Dùng ngoài trị rắn cắn, có vị hơi đắng, ngọt, tính hơi mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, lương huyết sinh tân, lợi niệu. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu sởi, sốt da vàng mặt, viêm họng, sưng amygdal, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái dắt đái buốt, còn dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ, khí hư, bạch đới, giải độc lá ngón và nhân ngôn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa và vết thương chảy máu. Ở Trung Quốc, rau má được dùng trị cảm mạo phong nhiệt, viêm phần trên đường hô hấp, viêm gan, lỵ, cúm, ăn phải vật có độc, viêm màng phổi, rắn cắn, gai đâm vào thịt, trúng độc nấm dại, ngộ độc sắn, trúng độc thuốc nông dược, ngộ độc thức ăn và đòn ngã tổn thương. Cách dùng: Rau má dùng ăn sống hoặc ép lấy nước pha đường uống cho mát. Có thể giã lấy nước uống hoặc sắc uống làm thuốc giải nhiệt hoặc giải độc, lợi tiểu, cầm máu, trị kiết lỵ, táo bón. Ngày dùng 30-40g tươi. Dùng ngoài đắp chữa các vết thương do ngã gãy xương, bong gân và làm tan mụn nhọt. Rau má (300g) và phèn chua (3g) giã nhỏ, hoà nước Dừa, vắt lấy nước uống trị kinh nguyệt không đều, đau lưng, tức ngực, đau bụng máu, khô da, nhức đầu, nóng lạnh, bạch đới. Người ta đã chế Rau má thành những dạng pomat để chữa các vết thương phần mềm cho mau liền da, liền sẹo.

No comments:

Post a Comment