Saturday, October 19, 2013

Chữa rắn cắn

Chữa rắn cắn: Phèn chua, cam thảo, hai vị bằng nhau tán nhỏ, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 3-6g chữa rắn rết cắn, cấm khẩu, mắt quầng thâm. Chữa rắn rết cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp 1-2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15-30 phút thì hết đau. Cách chữa trị vết thương do ong, bọ cạp, rết, rắn cắn Posted by yhoc on Tháng Sáu 18, 2008 Với những vết thương do ong vàng, ong mật, rắn cắn, hãy lấy dầu nóng sát lên vết thương, trong khoảng 10 phút sẽ hết đau. Hãy ngâm những con ong bắp cày, bọ cạp trong bình rượu, đậy kín lại, để càng lâu càng tốt. Lấy dung dịch thuốc này xoa lên chỗ đau sẽ khiến cho các vết thương do chúng cắn hết đau, không sưng tấy. Khi bị ong mật cắn hãy lấy hành tươi giã nát đắp bên ngoài sẽ chóng khỏi. Khi bị bọ cạp độc cắn hãy lấy sữa mẹ xoa lên hoặc lấy tỏi dập nát đắp lên chỗ đau hoặc dùng xì dầu đắp lên chỗ đau sẽ giảm được cơn đau. Khi bị ong, bọ cạp cắn hãy lấy đỗ giã nát cho thêm chút dầu rồi đắp lên chỗ đau; hoặc là nhai nát cam thảo rồi đắp lên chỗ đau, sẽ có hiệu quả rõ rệt với việc tiêu viêm, hết đau. Khi bị ong, bọ cạp cắn, hãy lấy đèn cồn, nến hoặc diêm rồi đốt và hơ lên chỗ vết thương sẽ làm hết đau. Khi bị ong, bọ cạp cắn hãy lấy chút kem đánh răng dạng dược phẩm hoặc nước ammonia bôi lên chỗ đau, hoặc giã nát cỏ hạ cô đắp lên chỗ đau đều làm hết sưng, hết đau. Hoa cúc dại giã nát rồi đắp lên chỗ vết thương sẽ chữa được vết thương do ong, bọ cạp cắn. Khi bị rết cắn hãy lấy tỏi giã nát thêm chút dấm khuấy đều rồi đắp lên vết thương sẽ có hiệu quả. Lấy cà tím sống thái miếng đắp lên chỗ đau sẽ trị được vết thương do ong và rết cắn. Lấy nước dãi trong miệng con gà trống đắp lên chỗ đau sẽ loại bỏ được chất độc của rết cắn. Lấy lá mướp đắng tươi giã nát đắp lên chỗ đau hoặc dùng đậu cô-ve giã nát rồi đắp lên chỗ đau cũng trị được vết thương do rết cắn. Lấy nhện sống trực tiếp để vào vết thương do rết cắn, nhện sẽ tự động hút sạch chất độc do rết để lại. Theo thanh niên online Rắn hổ đất cắn: Hành tăm 3 đồng cân, cây Xương khô, rễ Đu đủ ngô đều 2 đồng, phèn xanh một cục, muối hột một cục, đâm nhỏ, vắt lấy nước uống, xác đắp lên vết cắn. Và những bài thuốc linh nghiệm trong dân gian Ngoài những cách chữa rắn cắn ly kỳ như trên thì trong dân gian cũng có những bài thuốc đầy linh nghiệm. Theo các chuyên gia y tế, khi bị rắn cắn, dù là rắn lành hay rắn độc cũng cần ngồi ngay xuống, một tay nắm chặt phía trên chỗ bị rắn cắn còn tay kia quơ lại phía sau, vặt nắm lá nhai, nuốt nước, lấy bã đắp lên vết rắn cắn. Bởi theo nghiên cứu khoa học hiện đại, các lá tươi có nhiều chất tanin và men oxydaza được giải phóng trong khi nhai. Mặt khác, các men tiêu hóa trong nước bọt cũng có tác dụng với nọc. Nếu có thể chọn được các loại cây như bồ bồ, bồ cu vẽ, cà gai leo, chè xanh, chìa vôi, chi tử, diếp cá, lưỡi rắn, rau dừa nước, rau má, rau răm, rượu hội, lá sắn dây, thảo quả là tốt nhất, vì đây là những loại thảo dược có tác dụng nâng cao tỉ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự với nọc độc rắn. Từ thực tế đó, đến thời điểm này có rất nhiều bài thuốc dân gian được đưa ra để chữa bệnh rắn cắn. Điển hình như của mế Nguyễn Thị Chùi – Hòa Bình rất hiệu nghiệm. Theo bài thuốc của mế Chùi thì khi bị rắn cắn lấy ngay 5 củ hành tăm, lá ớt, giã nhỏ đắp nơi bị rắn rết cắn, hết nhức thì tháo bỏ đi. Ngày làm 1 – 2 lần đến khi hết đau, thường thì 15 – 30 phút là hết đau, 2 – 3 giờ là khỏi. Hành tăm có tác dụng giải độc thông kinh lạc, lá ớt có tác dụng hoạt huyết, sát trùng lợi tiểu. Cùng với đó, cụ Nguyễn Hữu Triệu ở tình Hòa Bình đã đúc kết bài thuốc chữa rắn độc cắn thành bài thơ dễ nhớ là: Lá Lưỡi hùm, rễ Cỏ may/ Chữa rắn độc cắn, khỏi ngay tức thì/ Đều một nắm giã nát đi/ Nước sôi bảy chục mili pha rồi/ Lắng trong cho uống một hơi/ Còn bã đắp vết thương ngoài băng lên/ Nửa giờ sau hết đau rên/ Uống thêm lần nữa bệnh liền đoạn căn/ Tôi từng kinh tự bao lần/ Để xin giới thiệu khi cần dùng ngay. Theo lý giải của các chuyên gia y tế, đây cũng là một phương pháp hiệu quả. Bởi lá Lưỡi hùm tức là cây Cam xũng, còn gọi là Lưỡi hổ hay lá Lưỡi cạp, tên khoa học là Sauropus rostratusmip… thuộc họ Thầu dầu thường dùng chữa trẻ em cam xũng phù nề, đi ngoài, có tác dụng chữa dị ứng. Ngoài ra, rễ Cỏ may có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt lợi tiểu. Kết hợp lá Lưỡi hùm với rễ Cỏ may chữa rắn độc cắn là một bài thuốc độc đáo của cụ Triệu mà cụ đã chữa khỏi cho rất nhiều người. Mặc dù với những cách chữa rắn cắn đầy hiệu quả như trên, nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, khi bị rắn cắn, cần nhận diện rắn độc hay rắn lành bằng cách nhìn vết cắn. Rắn lành cắn có vết răng vòng cung đều nhau, còn rắn độc luôn có 2 vết sâu hơn, cách nhau khoảng 5mm, đó là 2 móc độc. Sau đó, cần khẩn trương sơ cứu và tìm cách nhanh nhất chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc trung tâm chống độc. Hoàng Vững (theo Gia đình Việt Nam)

No comments:

Post a Comment